1.2. Kiểm tra tính hợp pháp của kháng cáo, kháng nghị
● Cần xác định người có quyền kháng cáo, quyền kháng nghị của Viện kiểm sát, thời hạn kháng cáo, kháng nghị (Điều 243, Điều 250, Điều 245 và Điều 252 BLTTDS).
● Đơn kháng cáo phải làm theo mẫu quy định tại Điều 244 BLTTDS;
Lưu ý:
- Nếu người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức làm đơn kháng cáo thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải:
+ Ghi tên, địa chỉ của đương sự là cơ quan, tổ chức;
+ Ghi họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức; và
+ Tại phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
- Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác đại diện cho cơ quan, tổ chức kháng cáo, thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi:
+ Họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền;
+ Tên, địa chỉ của đương sự;
+ Họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự theo như trong văn bản ủy quyền. Đồng thời ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.
- Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo; trường hợp đơn kháng cáo gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết và gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm;
● Xác định thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm; thời điểm bắt đầu thời hạn kháng cáo, kháng nghị quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm; thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại Điều 245, Điều 252 BLTTDS và mục 3 Phần I Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP.
Cập nhật lần cuối: 10/04/2012