3.1.2. Kiểm tra điều kiện khởi kiện

Không giống như những tranh chấp dân sự và kinh doanh thương mại, đối với các tranh chấp lao động, Tòa án sẽ chỉ tiến hành thụ lý vụ án nếu vụ việc đó đã được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác giải quyết nhưng không thành theo quy định của pháp luật. Điều đó có nghĩa, khi có tranh chấp xảy ra, các bên không thể khởi kiện ngay ra Tòa án mà trước đó lại chưa giải quyết ở một số cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trừ một số vụ việc nhất định.

·  Đối với tranh chấp lao động cá nhân bắt buộc phải qua hòa giải cơ sở: Tòa án chỉ thụ lý giải quyết nếu tranh chấp đó đã được Hội đồng hòa giải lao động cơ sở tiến hành hòa giải cơ sở nhưng không thành hoặc Hội đồng hòa giải lao động cơ sở không giải quyết trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải.

  Đối với tranh chấp lao động cá nhân không bắt buộc phải qua hòa giải cơ sở: được quy định tại khoản 2 Điều 166 BLLĐ như sau:

- Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

-  Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

-  Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

-  Tranh chấp về bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151 của BLLĐ;

-  Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

  Đối với tranh chấp lao động tập thể: theo quy định của pháp luật thì Tòa án chỉ thụ lý giải quyết khi tranh chấp đó đã được hòa giải tại Hội đồng hòa giải lao động cơ sở nhưng không thành và Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh đã ra quyết định giải quyết nhưng các bên không đồng ý với quyết định đó. Do đó, khi tiến hành thụ lý một tranh chấp lao động tập thể Tòa án cần kiểm tra xem tranh chấp đó đã được Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết chưa.

  Đối với vụ án yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công, nội dung đơn yêu cầu, thủ tục gửi đơn, nhận đơn, nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ phải thực hiện theo đúng quy định tại các điều 176a, 176b BLLĐ.

Lưu ý: Việc hòa giải tại cơ sở phải do chính Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật. Việc hòa giải của các cơ quan, tổ chức khác như Ban Chấp hành công đoàn, Thanh tra lao động, UBND… đều không có giá trị pháp lý.

Cập nhật lần cuối: 09/04/2012

Tòa án nhân dân tối cao nước CHXHCN Việt Nam - SỔ TAY THƯ KÝ TÒA ÁN


Địa chỉ : 48 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại : 04.39363528   •   Fax : 04.39363528   •   Email:

banbientap@toaan.gov.vn.

  •  

sotaythuky@toaan.gov.vn


Quyền Trưởng Ban biên tập:Phạm Quốc Hưng - Chánh Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao.
Giấy phép cung cấp thông tin trên Internet số 184/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử TANDTC (www.toaan.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.
Bản quyền thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
Sổ tay Thư ký Tòa án được Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (CIDA) hỗ trợ xây dựng.

THE SUPREME PEOPLE'S COURT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM


Address: No 48 Ly Thuong Kiet, Hoan Kiem, Ha Noi.
Tel : 04.39363528   •   Fax : 04.39363528   •  B�t Nam - SỔ TAY THƯ KÝ TÒA ÁN
Địa chỉ : 48 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại : 04.39363528   •   Fax : 04.39363528   •   Email:

banbientap@toaan.gov.vn.

  •  

sotaythuky@toaan.gov.vn


Trưởng Ban biên tập:Phạm Quốc Hưng - Vụ trưởng Vụ Thống kê - Tổng hợp.
Giấy phép cung cấp thông tin trên Internet số 184/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 27/11/2009.