2.1. Vào sổ thụ lý
● Ngay sau khi nhận hồ sơ vụ án, phải vào sổ thụ lý và ghi số, ngày tháng, năm thụ lý hồ sơ vụ án vào bìa hồ sơ. Nên ghi ở góc trên, bên trái của bìa hồ sơ vụ án. Nếu sau khi kết thúc việc nhận hồ sơ đã hết giờ làm việc trong ngày thì việc vào sổ thụ lý mới được để lại sang ngày làm việc tiếp theo.
● Nội dung sổ thụ lý (hoặc phần mềm trên máy tính) phải ghi đầy đủ các cột mục theo mẫu, chữ viết phải ngay ngắn, rõ ràng. Cần chú ý kiểm tra loại án gì (dân sự, kinh doanh thương mại, lao động hay hôn nhân gia đình) hay việc dân sự để vào sổ thụ lý cho đúng.
● Việc giao nhận chứng cứ trong quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm:
Trong quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm người kháng cáo, người liên quan đến kháng cáo, Viện kiểm sát cung cấp chứng cứ thì cán bộ thụ lý phải lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ. Các tài liệu, chứng cứ này phải được đưa vào hồ sơ vụ án cùng biên bản giao nhận.
Cập nhật lần cuối: 26/03/2012