3.3. Cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự
● Căn cứ vào các Điều 56, 57 BLTTHS và hướng dẫn tại các mục 1, 2 và 3 Phần II Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP; trên cơ sở đề nghị và xem xét các giấy tờ cần thiết của người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và tuỳ vào từng đối tượng cụ thể mà có hình thức văn bản phù hợp (nếu đã có mẫu văn bản thì phải làm đúng theo mẫu đã được ban hành) để trình người có thẩm quyền ký giấy chứng nhận người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự.
- Các giấy tờ cần thiết: giấy giới thiệu, quyết định cử luật sư của Văn phòng luật sư, thẻ luật sư, chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ luật gia, đơn mời luật sư của bị cáo, người đại diện hợp pháp của bị cáo, (đơn mời luật sư của gia đình bị cáo phải được sự đồng ý của bị cáo), đơn mời luật sư của đương sự, hoặc hợp đồng dịch vụ pháp lý, công văn yêu cầu đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử người bào chữa cho bị cáo, công văn đề nghị của cơ quan trợ giúp pháp lý Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội….
- Người có thẩm quyền: Lãnh đạo Toà án cấp giấy chứng nhận người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự (đối với vụ án chưa phân công Thẩm phán làm Chủ tọa phiên tòa); Thẩm phán được phân công làm Chủ tọa phiên toà có quyền cấp giấy chứng nhận người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự.
Cập nhật lần cuối: 21/03/2012