Pháp luật về ưu đãi đầu tư của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
ThS
ThS. Hà Hải Nam
Phòng Tổ chức – Cán bộ, Học viện Tòa án
Tóm tắt:
Với mọi quốc gia trên thế giới, việc khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực
luôn là quyết sách quan trọng với sự tăng trưởng, phát triển, nâng cao sức cạnh
tranh kinh tế của quốc gia đó. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế, đầu tư luôn là một khía cạnh vô cùng quan trọng đối với từng quốc gia.
Cùng với bề dày lịch sử trong việc xây dựng các quy định pháp lý hấp dẫn nhằm
thu hút đầu tư, pháp luật của quốc gia trên thế giới như: Hàn Quốc, Malaysia,
Thái Lan… là một trong các khuân mẫu mà Việt Nam phải không ngừng tiếp thu và
học hỏi. Chuyên đề nêu khái quát các quy định pháp luật, đánh giá hiệu quả áp
dụng trên thực tế một số quốc gia trong việc ưu đãi đầu tư. Từ đó, đưa ra một số
kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Từ khóa:
đầu tư, ưu
đãi đầu tư, thu hút đầu tư, FDI, ASEAN, FIPA, BOI, MIDA…
1. Pháp luật về ưu đãi đầu tư của một số nước trên thế giới
Tại Thái Lan, thu hút vốn đầu tư nước ngoài luôn được coi là một trong những
nhân tố kích thích quan trọng đối với nền kinh tế. Mặc dù dòng vốn nước ngoài
suy giảm do ảnh hưởng của bất ổn chính trị, nhưng nhờ biết cách tập trung vào
những lĩnh vực quan trọng như thu hút thêm các dự án chế tạo có giá trị gia tăng
cao cũng như các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao và sinh thái…, đồng
thời pháp luật về ưu đãi đầu tư của Thái Lan cũng đã đơn giản hóa thủ tục hành
chính được xem là điểm đến đầu tư hấp dẫn.
Hơn thế nữa, Thái Lan có thị trường thu hút đầu tư rất cạnh tranh và hấp dẫn
trong khu vực Châu Á. Trong các quốc gia, lãnh thổ đầu tư vào Thái Lan, Nhật Bản
có lượng vốn đầu tư lớn nhất với khoảng 7.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư
tại quốc gia này. Hàn Quốc, Trung Quốc ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Thái Lan. Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(“FDI”) từ các nhà đầu tư Singapore chiếm khoảng 80-90% tổng vốn đầu tư của các
nước Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (“ASEAN”) vào Thái Lan.
Thái Lan có một cơ quan chuyên trách về ưu đãi đầu tư, các dự án đầu tư muốn
được hưởng các chính sách ưu đãi thì đều phải thông qua cơ quan này, đó là Ủy
ban Đầu tư Thái Lan (“BOI”). Nghiên cứu pháp luật về ưu đãi đầu tư của Thái Lan
đối với nhà đầu tư nước ngoài cho thấy, có thể thấy hình thức ưu đãi đầu tư của
Thái Lan có một số nét tương đồng với Việt Nam ưu đãi về thuế. Thái Lan thực
hiện miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị; giảm thuế nhập khẩu nguyên
liệu; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (“TNDN”) (ví dụ: giảm 50% thuế TNDN;
khấu trừ hai lần chi phí vận chuyển, điện và nước; bổ sung 25% khấu trừ chi phí
xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp; miễn thuế nhập khẩu đối với
nguyên liệu và nguyên liệu thiết yếu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu).
Bên cạnh đó còn có các hình thức ưu đãi khác nhằm thu hút đầu tư, như: (i) Cho
phép công dân nước ngoài vào Thái Lan để nghiên cứu cơ hội đầu tư; cho phép đưa
vào Thái Lan những lao động kỹ năng cao và chuyên gia để thực hiện việc xúc tiến
đầu tư; (ii) cho phép sở hữu nhà và công trình xây dựng trên đất do chủ đầu tư
thuê. Điều này được quy định tại Điều 97, 98 Luật Đất đai Thái Lan. Như vậy, nhà
đầu tư nước ngoài không được quyền sở hữu đất ở Thái Lan, nhưng có thể thực hiện
hình thức thuê đất và có thể sở hữu đối với cơ sở hạ tầng xây trên đất thuê;
(iii) cho phép nhà đầu tư mang lợi nhuận ra nước ngoài bằng ngoại tệ.
Bên cạnh đó, Thái Lan cũng giống như Việt Nam và một số quốc gia khác chia ra
các địa bàn ưu đãi đầu tư và thực hiện các biện pháp ưu đãi như miễn thuế, giảm
thuế nhập khẩu, thuế TNDN.
Về thủ tục đầu tư, theo BOI có khoảng trên 20 cơ quan của Chính phủ Thái Lan
tham gia vào quy trình thẩm định, thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư nước
ngoài tại Thái Lan. Quá trình thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
tại Thái Lan trải qua 2 bước: đăng ký Giấy phép kinh doanh nước ngoài và đăng ký
thành lập doanh nghiệp.
Có thể thấy rằng, Thái Lan là một trong những quốc gia phát triển hàng đầu của
khu vực ASEAN, một phần không nhỏ là nhờ có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài
hợp lý ở từng thời kỳ. Một số chính sách mới trong thu hút đầu tư nước ngoài
thời kỳ hiện nay như: hướng vào phát triển sản xuất phục vụ cho xuất khẩu; phát
triển công nghệ cao; nghiên cứu và phát triển, hoạt động đào tạo công nghệ tiên
tiến; phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (“SME”); Khuyến khích đầu tư nước ngoài
vào các vùng xa Bangkok và vùng nông thôn để thu hẹp khoảng cách phát triển.
Ngoài ra, do chi phí cuộc sống tăng, thiếu nguyên liệu, Chính phủ Thái Lan cũng
khuyến khích doanh nghiệp Thái Lan đầu tư ra nước ngoài, nhất là các quốc gia
ASEAN… đã làm cho nền kinh tế Thái Lan ngày càng phát triển mạnh mẽ và vươn ra
các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Tương tự các quốc gia khác, Malaysia cũng có những hình thức ưu đãi đầu tư thông
qua hai công cụ chính là thuế và các biện pháp phi thuế. Một nhà đầu tư nước
ngoài tiến hành đầu tư, kinh doanh tại Malaysia cần phải đăng ký thành lập doanh
nghiệp với Ủy ban Doanh nghiệp của Malaysia. Sau khi nhận được Giấy đăng ký
doanh nghiệp, nhà đầu tư phải thực hiện các thủ tục khác như mở tài khoản ngân
hàng, đăng ký với cơ quan thuế thu nhập của Malaysia và đăng ký để xin cấp giấy
phép văn phòng từ cơ quan địa phương nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh
doanh. Tiếp đó là phải xin phê duyệt giấy phép sản xuất của Cơ quan Phát triển
đầu tư Malaysia.
Các ưu đãi cụ thể như giảm 10% thuế giá trị gia tăng (“GTGT”)
cho sản phẩm xuất khẩu, giảm 5% giá nguyên liệu đầu vào nội địa để sản xuất hàng
xuất khẩu, cũng như chi phí quảng cáo, nghiên cứu thị trường. Với mục tiêu tạo
việc làm và
khuyến khích đầu tư
mở rộng của doanh nghiệp FDI, Malaysia đã đưa ra điều kiện để được hưởng ưu đãi
là lao động thường xuyên từ 500 người trở lên hoặc vốn giải ngân đạt từ 25 triệu
Ringit (“RM”) trở lên. Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển
nguồn nhân lực, Malaysia đã cấp ưu đãi cho phép các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực đào tạo hướng nghiệp cho người lao động hoặc xây dựng các trường đào
tạo.
Đặc biệt, Malaysia đưa ra chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư tiên phong và trợ
cấp thuế đầu tư để áp dụng cho các nhà đầu tư ở các lĩnh vực như: Chế biến sản
phẩm nông nghiệp; sản xuất các sản phẩm cao su; các sản phẩm từ dầu cọ; hóa chất
và hóa phẩm dầu khí; dược phẩm; đồ gỗ; bột giấy, giấy và bảng giấy; các sản phẩm
từ bông vải sợi; may mặc… với các điều kiện về việc áp dụng công nghệ, về mức độ
GTGT
và các mối liên kết công nghiệp của dự án. Những lĩnh vực trên đều là những
ngành có thế mạnh của Malaysia, Chính phủ Malaysia muốn thúc đẩy phát triển
những ngành thuộc thế mạnh của mình nên đã có chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư
nước ngoài nhằm nâng cao công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Không chỉ đưa ra các chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào các ngành có thế
mạnh, Malaysia còn
khuyến khích đầu tư
cho các ngành công nghệ cao, dự án chiến lược, máy móc thiết bị công nghiệp…
Nhà nước liên bang này cũng đẩy mạnh chủ trương miễn thuế nhập khẩu đối với máy
móc thiết bị cho các KCX và các dự án hướng vào xuất khẩu.
Các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư phi thuế Malaysia áp dụng như:
(i) Malaysia áp dụng chính sách đào tạo lao động theo yêu cầu của chủ đầu tư,
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động. Gần đây, nước này có
qui định, các nhà chuyên môn, chuyên gia quản lý và kỹ thuật đóng thuế thu nhập
thì không phải trả thuế sử dụng nhân công nước ngoài.
(ii) Mọi thủ tục tạo nên sự phiền hà về đầu tư nước ngoài dần dần được loại bỏ
và thay vào đó là cơ chế, thủ tục nhanh, gọn, thông thoáng và hiệu quả. Nhờ vậy,
dòng FDI vào Malaysia ngày càng tăng lên.
Đối với các quốc gia ngoài khối ASEAN như Hàn Quốc, pháp luật về ưu đãi đầu tư
của họ sử dụng trong các sắc thuế, trong đó chủ yếu tập trung vào các nội dung
giảm nghĩa vụ thuế kèm theo các điều kiện; hay cho phép khấu trừ bổ sung chi phí
dành cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ. Ngoài việc Hàn Quốc là một
môi trường thu hút đầu tư hấp dẫn bởi khả năng sinh lời cao; độ lành mạnh tài
chính cao; trình độ khoa học – công nghệ tiên tiến, hiện đại; lực lượng lao động
được đào tạo và có tay nghề cao thì pháp luật về ưu đãi đầu tư của Hàn Quốc còn
có nhiều ưu đãi đầu tư, cụ thể như:
- Tất cả các quy định và pháp luật hiện hành liên quan đến đầu tư trực tiếp nước
ngoài được
sắp
xếp hợp lý hóa và sáp nhập vào một khuôn khổ pháp lý riêng được gọi là Đạo luật
xúc tiến đầu tư nước ngoài Hàn Quốc (“FIPA”), có hiệu lực từ tháng 11 năm 1998.
Đạo luật
này
cho phép các nhà đầu tư nước ngoại tận dụng dịch vụ một cửa và đãi ngộ đồng
nhất. Đạo luật này nhằm tạo môi trường đầu tư nước ngoài hấp dẫn hơn với các
tiện ích như: các ưu đãi về thuế, tiền thuê nhà máy rẻ hơn, quy trình - thủ tục
hành chính đơn giản, các dịch vụ hỗ trợ, cũng như đào tạo nhân lực…
- Đối với các nhà đâu tư công nghệ cao, thời gian miễn thuế
TNDN
sẽ được tăng từ 8 năm lên 10 năm.
- Chính quyền địa phương cũng được phép tự quy định mức ưu đãi giảm/miễn thuế từ
8 đến 15 năm và được phép lập và điều hành các khu công nghiệp (“KCN”) đầu tư
nước ngoài để thu hút đầu tư vốn đầu tư nước ngoài. Các
thủ
tục hành chính rườm rà, trước kia từng làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài,
nay được xóa bỏ, hoặc đơn giản hóa.
- Rất nhiều động lực khác, như miễn hoặc giảm thuế được đưa ra để thúc đẩy đầu
tư
trực
tiếp nước ngoài. Ví dụ như: thuế thu nhập và thuế doanh nghiệp được miễn hay
giảm với các ngành công nghệ cao trong thời hạn là 7 năm. Bất động sản thuộc sở
hữu Nhà nước có thể cho các hãng được đầu tư từ nước ngoài lên đến 50 năm với
giá cả thuận lợi, và đôi khi miễn phí trong các trường hợp cụ thể. Các khu vực
đầu tư tự do cũng được hình thành để phù hợp với đầu tư trực tiếp nước ngoài quy
mô lớn.
- Nhà nước tiếp tục hủy bỏ từng bước các lệnh cấm nhập khẩu, giảm con số các
hạng mục chịu thuế quan.
- Chính phủ đã thực hiện chính sách mở cửa cho đầu tư nước ngoài đối với hầu hết
các lĩnh vực của thị trường trong nước.
Có thể thấy rằng, trong chính sách pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư nhằm thu
hút đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực ASEAN và ngoài ASEAN như Hàn
Quốc có nhiều điểm tương đồng. Hầu hết các nước đều đẩy mạnh thu hút đầu tư nước
ngoài, trong đó các chính sách được thực hiện chủ yếu là ưu đãi thông qua công
cụ thuế; bên cạnh đó, ở mỗi quốc gia còn có những biện pháp khác ngoài thuế như:
giảm bớt các thủ tục hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực theo
nhu cầu của nhà đầu tư, chính sách về đất đai, nhà cửa, thông tin… nhằm thu hút
các nhà đầu tư.
So với các quốc gia trong khu vực, các quy định của nước ta về ưu đãi đầu tư thể
hiện được sự tiến bộ, bắt kịp với các quốc gia trong khu vực. Đây là một trong
những tín hiệu đáng mừng bởi đặt trong bối cảnh nước ta đang phải đối mặt với
sức cạnh tranh vô cùng lớn từ chính các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, chúng
ta cũng không được ngừng học tập những kinh nghiệm về kỹ năng lập pháp của các
quốc gia như: Thái Lan, Malaysia hay Hàn Quốc.
Giống như Thái Lan và Malaysia, Việt Nam đã và đang nỗ lực tạo một môi trường
đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bằng nhiều chính sách ưu đãi khác nhau.
Từ việc quản lý đầu tư nước ngoài và mô hình quản lý KCN tại Thái Lan, Malaysia
cho thấy có những điểm tương đồng và khác biệt với Việt Nam cần nghiên cứu học
tập và rút kinh nghiệm như:
- Thứ nhất, về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài:
Cả hai nước Thái Lan và Malaysia đều xác định đầu tư nước ngoài là một nguồn lực
cần được huy động và sử dụng hiệu quả. Vì vậy, Thái Lan, Malaysia xây dựng chính
sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của
quốc gia để đảm bảo nguồn lực này phục vụ tốt cho phát triển sản xuất trong
nước, thông qua thực hiện các biện pháp như: kêu gọi đầu tư và chính sách ưu đãi
đầu tư… Trong đó có hai cơ quan quản lý đầu tư tại hai quốc gia này có cơ chế hỗ
trợ nhà đầu tư nước ngoài trong thực hiện thủ tục đầu tư, đây là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cụ thể là: BOI,
Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia (“MIDA”) là đầu mối hướng dẫn nhà đầu tư thực
hiện các thủ tục hành chính. Hiện nay, cả hai nước đều đẩy mạnh thu hút các dự
án đầu tư công nghệ cao, loại hình kinh doanh của tương lai có khả năng thúc đẩy
mạnh nền kinh tế. Việc quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài tại Thái Lan,
Malaysia tập trung và thống nhất tại cơ quan cấp trung ương, liên bang (MIDA,
BOI), không phân cấp cho chính quyền địa phương. Việc tập trung này thuận lợi
cho việc thực hiện cung cấp dịch vụ hành chính cho nhà đầu tư và triển khai các
chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cấp quốc gia
- Thứ hai, về ưu đãi đầu tư.
Ưu đãi đầu tư tại Thái Lan tương tự như Việt Nam, bao gồm ưu đãi đầu tư theo địa
bàn và lĩnh vực. Tuy nhiên, tiêu chí phân loại địa bàn ưu đãi đầu tư của Thái
Lan là theo khoảng cách từ vùng ưu đãi tới thủ đô và được chia thành ba vùng:
vùng một, vùng hai, vùng ba và vùng ba là vùng được hưởng ưu đãi đầu tư cao
nhất. Ngược lại, ưu đãi đầu tư tại Malaysia chỉ thiết kế theo lĩnh vực, tập
trung cho sản xuất công nghiệp. Điểm chung trong chính sách ưu đãi đầu tư của
Việt Nam, Thái Lan, Malaysia là đều dành ưu đãi cao nhất cho dự án công nghệ
cao. Điểm khác nhau giữa chính sách ưu đãi đầu tư của Thái Lan, Việt Nam và
Malaysia là: đối với một số dự án mục tiêu, Chính phủ Malaysia cho phép Cơ quan
Phát triển Đầu tư Malaysia đàm phán trực tiếp gói ưu đãi đầu tư với nhà đầu tư.
Vì vậy, trong một số trường hợp cần đặc biệt thu hút đầu tư, MIDA có thể xây
dựng những chính sách hỗ trợ linh hoạt và tốt nhất cho nhà đầu tư
- Thứ ba, về thủ tục đầu tư.
Tương tự quy định pháp luật của Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài triển khai dự án
đầu tư tại Thái Lan, Malaysia đều phải thực hiện thủ tục đầu tư với quy trình
chặt chẽ, có sự tham gia cấp phép, thẩm định của nhiều Bộ chuyên ngành. Điểm
khác biệt với Việt Nam là: cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư (MIDA, BOI) cấp
riêng giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư, không gộp giấy chứng nhận ưu
đãi đầu tư và giấy đăng ký kinh doanh thành Giấy chwsgn nhận đầu tư, Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư (“GCNĐT, GCNĐKĐT”) như quy định tại pháp luật về đầu tư của
Việt Nam. Tuy nhiên, tại Việt Nam, trừ các ngành, nghề có điều kiện ngoài việc
phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, GCNĐKĐT phải đáp ứng đủ điều kiện
mới được đi vào hoạt động thì quy định của Việt Nam có thông thoáng hơn so với
Thái Lan và Malaysia.
Đối với các quốc gia ngoài khối ASEAN như Hàn Quốc, qua những thành tựu mà Hàn
Quốc đạt được trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam có thể học tập
được rất nhiều từ những bài học thực tế của nước bạn như:
- Thứ nhất,
cải thiện môi trường đầu tư.
Cơ sở
hạ tầng hiện đại, thuận tiện cho việc buôn bán và giao lưu quốc tế luôn là yếu
tố quan trọng, hấp dẫn các nhà đầu tư. Hàn Quốc đã thấy được tiềm năng thu hút
nguồn vốn FDI từ yếu tố này. Chính vì vậy họ đã tập trung xây dựng cơ sở hạ
tầng: nhà xưởng, đường giao thông, viễn thông, dịch vụ… nhằm tạo môi trường hấp
dẫn và dễ dàng cho các nhà đầu tư khi hoạt động trên đất nước mình.
- Thứ hai,
nâng cao trình độ giáo dục bởi giáo dục là chìa khóa dẫn tới thành công.
Hàn
Quốc đã thực hiện công nghiệp hóa dựa trên cơ sở học tập. Vốn chịu ảnh hưởng của
văn hóa Nho giáo nên người Hàn Quốc luôn coi trọng học vấn và đầu tư học tập cho
con cái bằng mọi giá. Họ nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục và
kết hợp với nền văn hóa tôn sự trọng đạo, phát huy lòng tự tôn dân tộc và tinh
thần phấn đấu vươn lên mạnh lẽ với ý chí thép. Nỗ lực của chính phủ trong giáo
dục, đào tạo rất mạnh mẽ và nhất quán, coi trọng nghiên cứu khoa học và công
nghệ
-
Thứ ba,
tập
trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào một số ngành,
sản phẩm trọng điểm. Đặc biệt, cụ thể hóa các tiêu chí xác định ngành, sản phẩm
được hưởng ưu đãi theo diện công nghiệp hỗ trợ, nâng mức ưu đãi đủ sức hấp dẫn
các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, đặc biệt ưu đãi cao
hơn cho các doanh nghiệp đầu tư theo chuỗi dự án sản xuất sản phẩm lĩnh vực công
nghiệp hỗ trợ so với các dự án đơn lẻ. Hàn Quốc đã xây dựng và phát triển được
thế mạnh của họ ở các ngành nghề công nghệ cao như: chíp nhớ của Samsung, dây
chuyền sản xuất ô tô Huyndai…
Kết luận
Việt Nam đã đạt được một chặng đường dài trong việc xây dựng một khung hành lang
pháp lý vững chắc về ưu đãi đầu tư tại Việt Nam nhằm thu hút có hiệu quả nguồn
vốn đầu tư trong và ngoài nước. Thông qua các chính sách ưu đãi đầu tư, Nhà nước
luôn tỏ rõ thiện chí tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư từ các quốc gia khác. Với
chiến lược phát triển phù hợp, trong tương lai Việt Nam vẫn phải tiếp tục hoàn
thiện khung pháp luật về ưu đãi đầu tư, tiếp tục đưa ra nhiều biện pháp ưu đãi
đầu tư phù hợp hơn nữa trong bối cách phải đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro
đối với pháp luật quốc tế. Trong thời đại toàn cầu hóa, Việt Nam phải không
ngừng tiếp thu những kinh nghiệm từ các quốc gia có hệ thống pháp luật về ưu đãi
đầu tư tiên tiến, hiện đại như: Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan… Nếu chính sách ưu
đãi đầu tư của Việt Nam hoàn thiện nhưng khó sử dụng triệt để trong thực tiễn
đối với các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước thì rõ ràng đây là một điều vô
cùng đáng tiếc. Do đó nền kinh tế đầu tư tại Việt Nam có phát triển hay không
không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn của các nhà đầu tư mà còn cần sự quan tâm, hỗ
trợ sát sao từ các Bộ, Ban ngành và đặc biệt là Nhà nước.
Tài liệu tham khảo
1.
Hiến
pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam 2013;
2.
Luật
Đầu tư (2020) của Quốc hội ban hành ngày 17/06/(2020);
3.
Luật
Doanh nghiệp (2020) của Quốc hội ban hành ngày 17/06/(2020)
4.
Pháp
luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư nước ngoài của một số nước ASEAN và gợi mở cho
Việt Nam, Nguyễn Thị Hưng - Phạm Thị Hiền - Nguyễn Thị Thùy Linh (Phòng Luật So
sánh, Viện Nhà nước và Pháp luật);
5.
Thu
hút đầu tư nước ngoài tại Thái Lan, Malaysia và kinh nghiệm cho Việt Nam, Th.S.
Vũ Quốc Huy - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
6.
Thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh mới,
TS.
Lê Xuân Sang, Viện Kinh tế Việt Nam;
7.
Việt
Nam nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, Th.S. Đặng Thị Mai Hương (Phòng Sau
đại học, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội), Th.S. Đặng Thị Lan (Khoa Kế toán - Kiểm
toán, Học viện Ngân hàng);
8.
Quá
trình hình thành và phát triển của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, TS. Đỗ
Nhất Hoàng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.